Ông Bùi Tiến Hùng

Ông Bùi Tiến Hùng

Phó Tổng Giám đốc

CTCP Tập đoàn Ecopark

TIỂU SỬ

  • Kỹ sư xây dựng – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (tốt nghiệp năm 1991).
  • Thạc sỹ quản trị hệ thống thông tin và kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Brussels Bỉ (tốt nghiệp năm 2003).
  • Quá trình công tác:
    • Từ 1992-2007: làm việc tại Công ty Shimizu Corporation (Nhật Bản). Đã tham gia thi công, quản lý dự án trên 10 dự án lớn ở VN.
    • Từ 2007 nay: Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Ecopark. Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Quy hoạch Thiết kế, Phát triển dự án.

CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY

Phát triển công trình xanh Việt Nam – Góc nhìn từ doanh nghiệp phát triển bất động sản

TÓM TẮT BÀI TRÌNH BÀY

1- Tại sao các doanh nghiệp bất động sản cần phát triển công trình xanh?

– Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng.
– Nguồn tài nguyên thiên nhiên càng khan hiếm.
– Ngành xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng là nguồn tiêu thụ tài nguyên rất lớn.
⇨ Các doanh nghiệp xây dựng cần thể hiện trách nhiệm xã hội bằng cách phát triển các công trình xanh để sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả.
⇨ Mang lại lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư và xã hội

2- Chia sẻ việc phát triển công trình xanh tại Ecopark

– Tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn Ecopark là phát triển các khu đô thị sinh thái đáng sống bậc nhất trong khu vực, bởi vậy, ngay từ công tác quy hoạch, thiết kế chúng tôi đã nghiên cứu kỹ vị trí xây dựng dự án, đánh giá về hướng gió, hướng nắng, điều kiện tự nhiên để đưa ra định hướng phát triển khu đô thị xanh không chỉ phù hợp nhất với điều kiện tư nhiên mà còn phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương.
– Khu đô thị Ecopark là một dự án công trình xanh điển hình với diện tích đất dành cho cây xanh và mặt nước lớn lên đến 109 ha chiếm 21% diện tích.
– Từng tiểu khu, từng công trình đều được định hướng để phát triển theo hướng công trình xanh, các khu cây xanh mặt nước, công trình công cộng được phân bổ rộng khắp cho từng phân khu, tiểu khu của dự án. Hệ thống mặt nước được phân bổ và kết nối tuần hoàn trên toàn dự án mang lại nhiều giá trị về cảnh quan và vi khí hậu cho dự án.
– Các công trình cao tầng đầu tiên như khu chung cư Rừng Cọ, Westbay, chúng tôi đã cùng đơn vị tư vấn thiết kế Kume Sekkei của Nhật Bản nghiên cứu giải pháp kiến trúc để tối ưu thông gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên cho từng tòa nhà, từng căn hộ, tận dụng tối đa hướng gió đông nam, hạn chế tối thiểu các mặt căn hộ hướng tây, sử dụng cửa kính có diện tích đủ đảm bảo chiếu sáng tự nhiên, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước như điều hòa inverter, bơm biến tần, bồn cầu 2 chế độ xả, đèn led…
– Để đo lường được hiệu quả của các giải pháp công trình xanh, Ecopark đã hợp tác với SGS thuộc IFC, thành viên của Ngân hàng thế giới, để đăng ký cấp chứng chỉ công trình xanh Egde và đã được tổ chức này cấp chứng nhận với mức tiết kiệm với các chỉ tiêu năng lượng, nước và giảm năng lượng tự thân của vật liệu lần lượt là 23%, 26% và 34%, từ đó giúp cắt giảm 35 tấn C02/năm cho công trình khu cao tầng Aquabay. Để đạt được kết quả này Ecopark đã phải thường xuyên phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, SGS kiểm tra, kiểm định từ giai đoạn thiết kế phương án kiến trúc, thiết kế kỹ thuật, lựa chọn vật liệu đến xây dựng công trình và vận hành chạy thử.
– Hiện nay Ecopark tiếp tục nhân rộng mô hình công trình xanh cho các công trình cao tầng mới đang phát triển như SkyOasis, Solforest, trường quốc học quốc tế…

3- Các thách thức khi thực hiện công trình xanh

– Tăng chi phí đầu tư làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của dự án, trong khi đó, chi phí vận hành giảm nhưng đa phần khách hàng chưa quan tâm đến điều này khi mua căn hộ (mà chỉ nhìn ở góc độ giá mua ban đầu, các công trình tiện ích… để quyết định).
– Chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản theo mô hình xanh.
– Có rào cản nhất định trong việc sáng tạo khi thiết kế kiến trúc mặt ngoài để đảm bảo hài hòa các tiêu chí kiến trúc và tiết kiệm năng lượng.

4- Các kiến nghị

– Việc thể hiện trách nhiệm xã hội là động lực chưa đủ mạnh để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển công trình xanh, vì vậy cần có cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể hơn để tạo cú hích cho việc này.
– Cần có phân hạng công trình xanh để có ưu đãi tài chính cũng như ghi nhận trách nhiệm xã hội một cách tương xứng
– Cần có hình thức tuyên truyền rộng rãi hơn để không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân cũng nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển công trình xanh.

  • 09 – 11/12/2020
  • Intercontinental Hanoi Landmark72

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG, BỘ XÂY DỰNG

  •  Số 37, phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  •  024.39760271
  •  khcn@moc.gov.vn

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ

TẬP ĐOÀN IEC

  • Tầng 5, 66 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • + (84) 246 663 2450
  •  info@iecgroup.com.vn