Bà Phạm Thị Thanh Tùng

Bà Phạm Thị Thanh Tùng

Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TIỂU SỬ

HỌC VẤN:

 – Thạc sỹ Chính sách công và quản lý tài chình, trường ĐH tổng hợp Tempere, Phần Lan.

– Cử nhân ngành tài chính kế toán, Học viện tài chính.

KINH NGHIỆM CÔNG TÁC

– Từ 9/2001-12/2005: Kế toán công ty CP Việt Nga.

– Từ 1/2006 – 12/2013: Cán bộ Vụ Tín dụng, NHNN.

– Từ 1/2014-12/2017: Phó phòng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN.

– Từ 1/2018-9/2020: Trưởng phòng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN.

– Từ 10/2020 đến nay: Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

– Tham mưu giúp Thống đốc ban hành và thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế vĩ mô (tái cấp vốn cho các TCTD, chính sách lãi suất và xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế).

– Tham gia xây dựng và triển khai chính sách tín dụng ngân hàng đối với các ngành kinh tế.

– Theo dõi việc triển khai đánh giá rủi ro môi trường xã hội liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng tại các TCTD.

– Tham mưu giúp Thống đốc ban hành chính sách về Ngân hàng xanh, chính sách cho ngành năng lượng tái tạo

– Tham gia xây dựng hệ thống chính sách về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tham mưu giúp Thống đốc thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

– Xây dựng cơ chế và hướng dẫn NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đối với người nghèo và đối tượng trợ cấp xã hội.

– Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

CHỦ ĐỀ TRÌNH BÀY

Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ tăng trưởng xanh

TÓM TẮT BÀI TRÌNH BÀY

Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động đến quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Vì vậy, xanh và bền vững trở thành yếu tố quan trọng và tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ thời gian qua đã giành sự quan tâm đặc biệt thông qua việc ban hành hệ thống các chính sách về tăng trưởng xanh, trong đó gồm: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, và vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Mục tiêu hướng đến tăng trưởng xanh là: tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; và Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc triển khai các giải pháp từ ngành ngân hàng sẽ góp phần định hướng dòng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.

Tham luận của NHNN tập trung vào 4 nội dung chính sau:

  1. Các chính sách của NHNN hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững với các nhiệm vụ chính sau:

(i) Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN

(ii) Ban hành các văn bản quy định về tín dụng ngân hàng phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải các bon, hướng tới tăng trưởng xanh.

(iii) Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng – tín dụng xanh thông qua công tác huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền cho đội ngũ nhân viên

(iv) Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh.

  1. Kết quả đạt được: Tập trung đánh giá kết quả đầu tư tín dụng cho các dự án xanh, công trình xanh và đánh giá của SBN đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
  2. Khó khăn vướng mắc trong triển khai chính sách tín dụng xanh đối với các ngành kinh tế nói chung và đối với công trình xanh nói riêng.
  3. Giải pháp và kiến nghị.
  • 09 – 11/12/2020
  • Intercontinental Hanoi Landmark72

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG, BỘ XÂY DỰNG

  •  Số 37, phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  •  024.39760271
  •  khcn@moc.gov.vn

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ

TẬP ĐOÀN IEC

  • Tầng 5, 66 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • + (84) 246 663 2450
  •  info@iecgroup.com.vn